Tại sao Idea, Logline, Synopsis, Treatment là nền móng cho một kịch bản hay?

Đến hẹn lại lên, Sam Global đã quay trở lại với câc các bạn. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc khi đặt bút viết kịch bản, bạn nên viết từ đâu thì hãy đọc thật kỹ bài viết này.

Đây là kỳ 4, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về kịch bản. Ở Kỳ 3 Sam Global có đề cập đến các bước như idea, logline, synopsis và Treatment... tại sao ư? Đấy là nền móng, là chất liệu để tạo nên một kịch bản hoàn chỉnh. Bạn muốn viết một kịch bản thì chắc chắc không thể bỏ qua các bước đó. Để giúp các bạn hiểu hơn, Sam Global cùng các bạn khám phá nhé.

1. Idea (Ý tưởng)


Trong ngành nghệ thuật thì bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có ý tưởng. Một ý tưởng hay, mới mẻ đồng nghĩa với một kịch bản hay và mới mẻ. Ý tưởng hay giúp bạn lợi thế trong các cuộc thương thảo với các nhà sản xuất.

- Ý tưởng đến từ đâu?
Ý tưởng luôn có quanh ta như tình yêu, cuộc sống, sự phát triển... và ý tưởng còn đến từ cái đầu của bạn, những câu chuyện viễn tưởng, ma mị... những chuyến xuyên không trong mơ. Những câu chuyện được nghe kể, những sự lạ lùng của cuộc sống...Tuy nhiên ở cái thời đại phim ảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như này thì bạn cần phải biết sàng lọc ra những ý tưởng mới mẻ và mạnh dạn làm với nó. Có thể sẽ cho bạn những thứ không tưởng.

2. Logline


Logline là bản tóm tắt nội dung phim ngắn gọn nhất, hấp dẫn nhất. Mỗi logline chỉ chứa khoảng 20 - 30 từ. Logline thường chỉ có một câu hoặc tối đa cũng chỉ 2 câu.

- Tầm quan trọng của logline
Là một nhà sản xuất thì họ không thể ngồi đọc hay nghe các bạn trình bày kịch bản dài mấy chục trang của bạn, hay đọc một bản Synopsis dài cả trang giấy, Logline sẽ là cứu cánh cho bạn bở lẽ:
"Logline tóm gọn những phần quan trọng nhất của câu chuyện. Đọc qua logline, nhà sản xuất sẽ chọn lọc được câu chuyện của bạn có thú vị hay không. Và biên kịch ngoài việc đầu tư vào cốt truyện, cũng phải tìm ra được logline nói đúng, nói hấp dẫn nhất về câu chuyện của mình. Logline hay được xem là chìa khóa để nhà sản xuất có muốn mở cách cửa nhà bạn hay không."

- Điều lưu ý khi viết Logline.
Logline chỉ được chứa những cốt lõi nhất trong câu chuyện. Nên nó trở thành kim chỉ nam cho nhà biên kịch đi đúng với ý định ban đầu của kịch bản. Hoặc từ logline, biên kịch có thể suy nghĩ hay tìm ra hướng giải quyết cho hồi 3 (hồi được xem là làm khó khá nhiều biên kịch).

3. Synopsis (bản tóm tắt kịch bản)


- Synopsis là gì?
Cũng là tóm tắt câu chuyện như Logline của bạn, nhưng thường synopsis cụ thể hơn. Nó là một bản tóm tắt cụ thể về những điểm chính của câu chuyện bạn đang viết, được viết dưới dạng văn xuôi hay dưới dạng bảng. Synopsis thường sẽ gói gọn trong 1000 từ hoặc một trang giấy. Một bản tóm tắt hay và cô đọng của một tác phẩm khi họ hứng thú với logline mà bạn đã cho họ xem trước đó.

- Ý nghĩa
Bản tóm lược này giúp người xem cô đọng được câu chuyện bạn muốn kể, họ có thể hình dung được trình tự và những nhân vật chính tạo nên câu chuyện. Vì đó sẽ là những điểm nổi bật mà cậu chuyện bạn muốn kể.

4. Treatment (Đề cương kịch bản)


Đề cương (Treatment) là một bản đề cương chi tiết về diễn biến của các cảnh, các tập phim mà bạn muốn kể. Với mỗi phân cảnh được miêu tả chi tiết trong một đoạn văn. Đoạn văn dài hay ngắn tùy thuộc vào nội dung cảnh quay. Dựa vào độ dài của đoạn văn, biên kịch có thể ước tính được thời lượng của mỗi cảnh. Treatment có độ dài từ 45-90 trang, đôi khi có thể hơn. Nhưng cũng như Synopsis, Treatment không có lời thoại.

- Vậy nếu cần ghi chú lời thoại trong Treatment thì sao?

Treatment là bước gần cuối trước khi chuyển sang công đoạn đánh máy kịch bản, vậy nên trong công đoạn này, biên kịch thường muốn ghi chú lời thoại vào, đề phòng tới lúc viết kịch bản bị quên. Tôi từng gặp tình huống này và hãy yên tâm rằng sau khi bạn viết outline tập 30 xong, bắt tay vào viết kịch bản tập 1 rồi nhận ra bạn không nhớ trong cảnh quan trọng nhất tập 1 hai nhân vật chửi nhau như nào thì bạn sẽ hối hận vài tuần vì đã quên ghi chú nội dung đối thoại vào Treatment đó.

Tất nhiên, trong Treatment , bạn không cần phải ghi toàn bộ lời thoại vào. Nhưng nếu có câu thoại quan trọng bạn muốn ghi lại, bạn có thể thể hiện câu thoại đó như một câu tường thuật.

Ví dụ: Thoại là: Tiểu Yến nói với Đại Hàn: Tôi yêu anh!
Nếu câu thoại này cực kỳ quan trọng hay là những câu đắt giá từ tiểu thuyết bạn muốn chuyển thể.

Điều cần lưu ý trong Treatment , đó là hãy cố gắng ghi lại càng đầy đủ chi tiết càng tốt, vì bộ não cá vàng của bạn sẽ không thể nhớ hết toàn bộ nội dung 750 trang kịch bản phim truyền hình đâu.

Vậy là chúng ta đã kết thúc kỳ 4, ở Kỳ 5 tới chúng ta sẽ đi vào chi tiết của từng phần để giúp bạn sớm hoàn thiện kỹ năng của mình.

Chúc các bạn thành công!

Theo Gip - Sammedia.vn