Kịch bản là gì và các nguyên tắc khi viết kịch bản?

Kịch bản, một phần tất yếu của các nhà biên kịch, một kịch bản hay là tiền đề cho một bộ phim, vở kịch... hấp dẫn

Như ở Kỳ 1 và Kỳ 2 chúng ta đã tìm hiểu về biên kịch và phẩm chất cần có của biên kịch, thì ở kỳ 3 này Sam Global sẽ đưa các bạn tới với thứ quan trọng nhất mà khi không có nó chắc chắn bạn sẽ không thể là biên kịch.

Vậy thứ quan trọng nhất phải kể đến là kịch bản, dù tay mơ hay chuyên nghiệp chắc chắn kịch bản là thứ bạn sẽ bắt đầu đầu tiên trên con đường trở thành một biên kịch. Cùng Sam tìm hiểu về kịch bản nhé!

Kịch bản là gì?


Trước hết hãy cùng tìm hiểu khái niệm về kịch bản, Kịch bản trong tiếng Anh được dịch là Scripting. Trước khi đi vào sản xuất một sản phẩm quảng cáo, TVC, phim truyền hình, điện ảnh cho tới các vở kịch, múa … thì kịch bản được xem là khâu đầu tiên cần thực hiện. Thông thường, các biên kịch sẽ dựa vào các tác phẩm truyện ngắn, văn học hay tiểu thuyết để lên một kịch bản có thể phác thảo đầy đủ về âm thanh, ngôn ngữ, hình ảnh dựng lên thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực điện ảnh hiện nay thì không thể thiếu kịch bản và nhà biên kịch chính là người viết lên các kịch bản. 

Có nhiều cách để viết một kịch bản, theo một cách truyền thống là viết bằng tay, cách này cũng có nhiều cái hay cái dở của nó. Vì khi viết tay lên giấy bạn luôn phải kè kè cuốn kịch bản của mình trong tay, đi bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Một cách tiện lợi hơn trong thời đại 4.0 này thay vì ngồi viết kịch bản lên giấy như trước kia thì chúng ta có thể dùng công cụ hỗ trợ đánh máy chữ như điện thoại di động, máy tính bảng, macbook, rất tiện lợi và nhiều tính năng thú vị giúp tiết kiệm thời gian. Phần nội dung cốt truyện cũng vì thế mà được các biên kịch chăm chút câu từ, lời thoại cho nhân vật hơn.

Nguyên tắc khi viết kịch bản


Khi hiểu kịch bản là gì, bạn chắc chắn sẽ thích thú, nhưng không vội hãy bước từng bước. Dù là viết kịch bản phim ngắn hay phim dài tập thì đều đòi hỏi người biên kịch nắm bắt được đúng quy trình viết.

- Bước đầu tiên?
Là bước đầu, bạn chỉ nên viết kịch bản phim ngắn. Cách này sẽ giúp bạn tiếp cận và chọn cho mình lối đi dễ nhất. Một câu chuyện ngắn, xúc tích có ý tứ, câu chuyện rõ ràng sẽ giúp nâng cao khả năng xâu chuỗi các sự kiện trước sau, sắp xếp các tình tiết một cách hợp lý nhất.

Với các bộ phim ngắn thì thời gian thường sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 15 giây tới 45 phút. Để đáp ứng thời lượng đó thì nội dung phim cũng không cần quá dài, mà đi sâu vào nội dung từng cảnh đắt giá để đạt hiệu quả trong việc đem lại cảm xúc cho người xem. Bởi lẽ, nội dung càng kéo dài thì chi phí sản xuất sẽ càng bị lên cao, trong khi thực tế chi phí chi trả cho phim ngắn thường rất thấp.

- Trình tự khi viết kịch bản

Cấu trúc 3 hồi trong viết kịch bản
Trong một kịch bản bạn cần phải từ tốn, viết bằng cả con tim, tâm huyết giúp kịch bản của bạn có hồn. Phải chăm chút từ ý tưởng (idea), logline, bản tóm tắt (synopsis), đề cương (treatment), kịch bản (screenplay)... bạn phải sắp xếp theo một trình tự, cấu trúc nhất định để có một kịch bản trọn vẹn.

- Sáng tác đi kèm thực tế

Phim "Tiệc trăng máu"
Tại thị trường Việt Nam, yếu tố thực tế luôn là điều mà khán giả mong đợi nhất. Ngoài những sáng tạo của bản thân trong lối dẫn, cách kể thì bạn nên bám sát thực tế. Có những phân cảnh bạn hình dung trong đầu rất đẹp rất lung linh, nhưng thực tế khó có thể thực hiện, hoặc chi phí chi trả cho dựng bối cảnh hay kỹ thuật kỹ xảo là rất cao.

- Cách kể chuyện
Khác với một bài văn, thì kịch bản phim từ ngữ phải có tính tượng hình cao giúp người đọc, nhà sản xuất khi đọc kịch bản của bạn hình dung được những gì bạn viết và mong muốn, có thể gọi là cách kể câu chuyện bằng hình ảnh trên giấy. Bạn cũng đừng chú tâm vào thời lượng của nó vì khi xem phim khán giả chỉ quan tâm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mà bạn truyền tải, vì vậy hãy tập trung vào những tình tiết mới lạ, phá cách và cụ thể.

- Chọn lọc những chi tiết cũ trong sáng tác
Trong rất nhiều bộ phim thường xuất hiện rất nhiều chi tiết cũ được sử dụng lại nhiều lần và hầu hết các nhà biên kịch mới thường nghĩ đó sẽ là cách giúp kịch bản của họ được chú ý hơn. Nhưng thực tế nó lại khác, bởi lẽ nó sẽ mất đi dấu ấn riêng nếu bạn chưa có tư duy kết nối logic cho các tình tiết trong phim. Gây cho kịch bản của bạn bị rời rạc, kém hấp dẫn.

Trên đây là Kỳ 3 về kịch bản, tuy nhiên bạn khoan vội đặt bút viết nhé hãy tiếp tục theo dõi để Sam Global chia sẻ cho bạn nhiều thứ nữa về kịch bản ở các kỳ sau.

Chúc các bạn thành công!

Theo Gip - Sammedia.vn