Tết Đoan Ngọ tết của thời tiết, mùa màng, sức khỏe
Hạn chế tụ tập trước tình hình dịch covid-19 mùa tết Đoan Ngọ
Khi nhắc đến "Tết" là nhắc đến sự sum vầy, đầm ấm; sự vui vẻ, hạnh phúc. Đối với truyền thống của người Việt thì có 8 cái tết lớn: Tết Nguyên Đán (1/1 âm lịch), Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng), Tết Thanh Minh (6/3 - 20/3 âm lịch), Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7), Tết Trung Thu (rằm tháng 8), Tết Táo Quân (23/12 âm lịch)...
Những năm trước thời điểm bây giờ là ngày bà con người Việt khắp nơi đang nô nức chuẩn bị đón tết Đoan Ngọ (5/5), thì năm nay giữa lúc dịch covid-19 hoành hành có lẽ việc cúng bái, sum vầy của bà con sẽ bị phần nào hạn chế.
Lịch tết Đoan Ngọ năm 2021
Tết đoan ngọ hay còn gọi là Tết giệt sâu bọ hay Tết Nguyên Dương. Đây là một ngày lễ theo phong tục truyền thống ở Việt Nam và một số nước Á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Tết Đoan Ngọ gắn liền với quan niệm của con người về thời tiết, mùa màng, sức khỏe.
Đối với bà con người Việt trên đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Tết Đoan Ngọ là cái tết mà cả nhà cùng thức dậy vào sáng sớm ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ "sâu bọ", xua đuổi bệnh tật suốt cả năm.
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương vào mùng 5/5 (âm lịch). Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Chính vì vậy, ở Việt Nam, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng. Hơn nữa, giữa tiết hạ vì oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an.
Bài thơ ngắn về Tết Đoan Ngọ
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Ở Việt Nam, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng. Hơn nữa, giữa tiết hạ vì oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an.
Ảnh minh họa
Tương truyền, trong giân gian có câu chuyện truyền thuyết ngày tết Đoan Ngọ:
"Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro,rượu nếp để diệt sâu bọ. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ."
Khác với mọi năm giữa tình hình dịch căng thẳng nên một số hoạt động tụ tập đông người bị hạn chế. Trên trang cá nhân của facebook "Bình Định Thông Tin" có chia sẻ bài viết nói về công văn của tỉnh Bình Định về việc phong tục tắm biển vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Ngay dưới bài viết, một số cư dân mạng góp ý kiến: "Thôi để năm sau đi cũng được", "Ấn Độ một bài học, thôi ở nhà tránh tụ tập", "Không cần thiết phải tắm khi dịch chưa hết, phải bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng"...
Như vậy mới thấy được ý thức của người Việt luôn cao trước tình hình diễn biến của dịch bệnh.
Theo Gip - Sammedia và thietkegiapha.vn