Nghề "Khán giả" - nghề được yêu thích của giới sinh viên TP.HCM

Nghề khán giả, một nghề cũ mà mới đối với sinh viên năm nhất, năm hai tại TP.HCM.

Khán giả tươi tắn trong gameshow "Quyền năng phái đẹp"

Nghề khán giả, một nghề mà bất cứ ai có thời gian rảnh cũng đều có thể tham gia.
Nguyễn.T.A (một khán giả hay tham gia gameshow) chia sẻ: "Em là sinh viên năm cuối thời gian học bị nhiều lắm, nên không như các năm trước có thời gian đi làm part time theo lịch cụ thể, vì vậy không có thu nhập hỗ trợ sinh hoạt. Từ lần bạn em giới thiệu nghề làm khán giả, ngày nào không học em có thể đăng ký đi... cũng ổn lắm anh". Như vậy đây cũng là một công việc kiếm thêm chi tiêu.

Mỗi chương trình thường cần khoảng 30 đến 100 khán giả. Tùy theo vị trí phim trường xa hay gần so với trung tâm thành phố của mỗi chương trình, game show mà nhà sản xuất đưa ra mức trả thù lao phù hợp cho khán giả.

Thời gian qua, có các game show và chương trình truyền hình nổi tiếng như: Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai, Giọng hát Việt, Ơn giời cậu đây rồi, Nhanh như chớp…

Khán giả trong buổi ghi hình Giọng Ải Giọng Ai

Những chương trình như này đều cần nhiều khán giả lấp đầy trường quay và vỗ tay tạo không khí sôi động, náo nhiệt, cũng là để tiếp thêm cảm hứng cho nghệ sĩ tham gia thăng hoa trên sân khấu. Nắm bắt xu thế đó, nhiều công ty truyền thông đứng ra tuyển dụng, cung ứng người ngồi lấp đầy sân khấu (còn gọi là khán giả thuê), mà đối tượng chính hướng đến là các bạn sinh viên trẻ có thời gian rảnh.

Hình ảnh khán giả trong phần trình diễn của ca sĩ Ngọc Sơn trong "Dấu ấn huyền thoại"

Mỗi một chương trình trước khi diễn ra đều chọn lọc kỹ lưỡng những người ngồi lấp đầy sân khấu, đòi hỏi các bạn phải ăn mặc gọn gàng, ngoại hình dễ nhìn, hoạt bát, hay cười. Phương thức tuyển dụng chủ yếu là qua mạng xã hội facebook, zalo, các diễn đàn của sinh viên.

Nhiều bạn sinh viên chạy show vỗ tay không kém gì ca sĩ, có tháng ngồi vỗ tay suốt vì hết game show này lại đến game show khác. Công việc của các bạn là phải đến trường quay đúng giờ ngồi làm khán giả vỗ tay, hò hét theo yêu cầu, cổ vũ các thí sinh trên sân khấu. Thực tế, không khó để nhận ra những khán giả vỗ tay thuê trong các game show và chương trình truyền hình.

Đa số là các bạn sinh viên còn rất trẻ, ăn mặc chỉn chu và luôn tươi cười, hò hét khuấy động trường quay. Nhiều bạn làm nghề khán giả đã tả về công việc của mình là “vỗ mỏi cả tay, ngồi ê cả mông, cười đau cả miệng”. Trong một số chương trình, khán giả sẽ được phát sẵn phù hiệu, băng rôn, hoặc gậy phát sáng để làm chương trình lung linh hơn.

Khán giả được phát đồng phục trong chương trình "Con nhà người ta"

Trang phục trong "Ông bố hoàn hảo"

Nhiều bạn sinh viên thích chọn công việc này để kiếm thêm thu nhập do được nhận tiền ngay, lại còn có niềm vui được xuất hiện trên sóng truyền hình và được gặp gỡ nhiều người nổi tiếng.
Bạn H.M.H (sinh viên Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn TPHCM) chia sẻ: “Mình làm công việc này được gần 2 năm rồi, một chương trình kéo dài khoảng 8 - 10 tiếng. Nếu kéo dài từ sáng đến khuya thì được 100.000 - 150.000 đồng nếu đi ca full (ca full: ca làm cả ngày 8 - 12 tiếng hoặc trể hơn). Nhiệm vụ của mình là đến đúng giờ, phải cười thật tươi, xong tiết mục nào đó thì vỗ tay thật to, gương mặt tươi để diễn tả sự thích thú. Lần đầu mình tham gia khi được một người bạn rủ rê đi cho vui nên còn chút ngại ngùng vì chưa quen việc, nhưng bây giờ mình “chai mặt” lắm rồi. Nhiều chương trình hài, thí sinh diễn không tốt, không thể cười nổi nhưng mình cũng phải reo hò vỗ tay nhiệt tình”.

Thực tế, đã có rất nhiều bạn sinh viên chọn nghề khán giả làm công việc bán thời gian chính. Nếu không có sự đam mê và kiên nhẫn thì khó lòng theo đuổi công việc này lâu dài, bởi việc cười và hò hét kéo dài liên tục sẽ gây nên sự nhàm chán, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, như khản giọng, người mỏi nhừ vì phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần, thậm chí một số bạn đã lăn ra ốm.

Trên một bài viết chia sẻ về nghề khán giả thu hút hàng trăm bình luận:

"Em cũng có làm khán giả được nhiều lần rồi. Lúc đầu đi vì muốn được gặp người nổi tiếng, mấy lần sau là đi vì đam mê. Nhiều khi thất nghiệp em hay đi coi mấy gameshow lắm, thấy cũng thích thú vì nằm ở nhà thì làm gì có tiền, đi coi gameshow có ít tiền xài cũng vui " - Chia sẻ của một bạn có tên facebook Kiều Yến.

Comment của bạn Kiều Yến

Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Trân cũng nói: "Em làm đc gần 2 năm nhưng 1 năm trở lại đây do việc học năm cuối quá dày nên không đi làm được nữa, thấy buồn lắm và nhớ mn nữa.. ban đầu thì về có khi đau cả tay nhưng bù lại có thêm thu nhập và còn vui nữa. nhiều lúc ngồi cả ngày mệt nhưng có anh chị ekip trò chuyện cùng cũng vui."

Bạn Bảo Trân chia sẻ

Riêng bạn có tên Facebook Luân Lung Linh có cảm nhận: 
"Ngồi khá mỏi. Nhưng khá vui, tốt cho những ngày tâm trạng nặng nề hoặc vu vơ. Rảnh thì đi còn hơn ở không, ngủ lười hoặc xài tiền hoang. Đến được gặp người nổi tiếng. Biết thêm nhiều bạn bè được giao lưu. Lúc đến chẳng quen ai nhưng cứ tự nhiên như thân thiết ý. Nói chung là niềm vui lấp lúc trống vắng."

Cảm xúc của bạn khán giả Luân Lung Linh

Bên cạnh đó đa số khán giả đều tìm thấy niềm vui và thu nhập trong công việc này: "Em từng đi một lần ngay Hồ Học Lãm, full ca, tuy là tối và mệt nhưng mà thật sự rất vui", "Vì thích, đam mê... thích kiếm tiền thêm chút ít và được chụp hình với nhiều người nổi tiếng nữa", " Chạy mười mấy cây số đó anh . Dù có hôm chỉ có mấy chục ngàn đổ xăng nhưng mà vui lắm ạ"

Một số còn hứa hẹn: "Thơ Phương em có cảm nhận gì, chứ chị là đợi qua dịch đi tiếp á", "Chờ hết dịch ta lại gặp nhau", "Mong hết dịch gặp nhau ở các gameshow tiếp theo"...

Như vậy cũng đủ thấy giới sinh viên Sài Thành khá thích thú về công việc làm khán giả này, công việc không đòi hỏi tính chuyên môn. Giúp giải trí những ngày học tập căng thẳng, giúp tăng thêm thu nhập hỗ trợ cuộc sống bản thân. Tham gia group facebook "Diễn viên - Khán giả Việt Nam" để cập nhật thông tin các gameshow và tham gia nhé.

Link facebook group: https://www.facebook.com/groups/nhasam/?ref=share

Theo Gip - Sammedia.vn