Nghề diễn viên, nghề đầy thử thách không phải ai cũng làm được

Câu "diễn viên là linh hồn của vở diễn" hay "diễn viên là ông hoàng, bà chúa của sân khấu và màn bạc" mà nhà biên kịch người Nga K.stanislavski từng nói, cho thấy trong một vở kịch, bộ phim điện ảnh, truyền hình được công chúng đón nhận hay không là nhờ vào khả năng diễn xuất của diễn viên. Vì vậy sau đây mình sẽ khái quát về "Nghề diễn viên"

1. Nghề diễn viên

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khi mà Youtube, Facebook,… mạng xã hội ngày càng phổ biến còn smartphone đã trở nên đại trà thì việc quay một video clip, sau đó up lên mạng xã hội đã không còn quá khó khăn nữa.

Ai cũng có thể trở thành diễn viên nhờ vào Youtuber

Tuy nhiên, không phải ai quay clip đăng lên mạng đều sẽ là diễn viên. Để là một diễn viên điện ảnh cần rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ là việc chỉ xuất hiện trong một video Youtube nào đó.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu đầy đủ về khái niệm diễn viên nhé!

• Nghề diễn viên là gì?

Diễn viên điện ảnh là người đóng vai các nhân vật trong các bộ phim được công chiếu trên tivi, trong rạp cine, trong các bộ phim trên youtube, trên facebook và các kênh video online khác.

Còn theo Wikipedia, “diễn viên điện ảnh là một nghề nghiệp, một nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy”. Họ làm việc với máy quay, với ánh đèn, với diễn viên khác để cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật, đó là một bộ phim chiếu rạp, một video được phát trên Youtube hay một vở kịch diễn trên sân khấu…

Và cũng như bao ước mơ khác, rất nhiều người mơ ước được trở thành diễn viên điện ảnh, trở nên nổi tiếng, được nhiều người săn đón, được bước đi trên thảm đỏ, được nhận những giải thưởng danh giá,….

Vậy làm sao để có thể trở thành một diễn viên, biến nó thành một nghề, sống được với nó ?

• Hướng nghiệp nghề diễn viên

Nghề diễn viên đôi lúc không cần phải được đào tạo bài bản hay có bằng cấp là sẽ được tuyển chọn. Đôi lúc một số diễn viên tuy chỉ với trình độ cơ bản nhưng vì ngoại hình, độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của mình vẫn được đạo diễn tuyển chọn.

Diễn viên cũng cần có ngoại hình để có thể tỏa sángNghề diễn viên yêu cầu có ngoại hình

Tuy nhiên, được đào tạo bài bản, trường lớp đàng hoàng cũng là nền tảng, điều kiện cần thiết để một bạn diễn viên trẻ có thể bước vào đời sau này. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Trấn Thành, Trường Giang,… đều đã từng là sinh viên của Đại học Sân khấu điện ảnh TP. HCM.

2. Trường đại học đào tạo diễn viên

• Trường nào đào tạo diễn viên?

Trường đại học đào tạo diễn viên điện ảnh khu vực phía Nam là Đại học Sân khấu điện ảnh TP. HCM và Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ở khu vực phía Bắc.

Học nghề diễn viên tại đại học sân khấu điện ảnh

Học nghề diễn viên tại các trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh

• Ngành, nghề diễn viên thi khối nào?

Nghề diễn viên – tiếng Anh là Actor, là một nghề khó, không có nhiều người theo đuổi vì thế số lượng sinh viên học khối này hàng năm cũng không nhiều.

Theo thông tin tuyển sinh của trường đại học sân khấu – Điện ảnh TP. HCM:

Khối thi của các ngành tuyển sinh trong của trường đều là S00.

Danh sách các ngành đào tạo đại học của trường như sau:

- Đạo diễn sân khấu

- Diễn viên kịch, điện ảnh – Truyền hình

- Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

- Ngành quay phim

- Diễn viên sân khấu kịch hát (dự kiến)

3. Các loại hình nghề diễn viên

• Nghề diễn viên đóng thế

Diễn viên đóng thế – cascadeur (cát - ca - đơ) là người có ngoại hình tương tự diễn viên chính. Diễn viên đóng thế sẽ đóng thế diễn viên chính ở những phân cảnh nguy hiểm, những cảnh khó quay như cảnh võ thuật, bay nhảy, nhào lộn,…. mà không cần phải quay rõ mặt của nhân vật.

Nghề diễn viên hài

Không nói chắc ai cũng biết, diễn viên hài sẽ đóng những tiểu phẩm ngắn (từ 30’ – 60’) với nhiều tình tiết bất ngờ, sáng tạo thú vị nhằm mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Một trong những diễn viên hài hay và nổi tiếng nhất hiện nay (năm 2020) là Trường Giang, Trấn Thành,…

Nghề diễn viên hài

Nhân vật Sác-Lô, một diễn viên hài trong phim câm mà thế hệ 8x,9x đời đầu nào cũng biết

• Nghề diễn viên múa

Nếu như diễn viên điện ảnh sử dụng ngôn ngữ hình thể, biểu cảm cơ mặt, giọng nói, thái độ,…. để thể hiện, truyền tải cảm xúc nhân vật,…. thì diễn viên múa sẽ sử dụng độ mềm dẻo, sự uyển chuyển của tay, chân, cơ thể để thể hiện, hóa thân vào nhân vật.

Nói về sự cơ cực của nghề diễn viên múa thì có thể mô tả qua câu “10 năm đi tập mới đổi lại được 5 phút trên sân khấu”.

Nghề diễn viên múa"10 năm đi tập mới đổi lại được 5 phút trên sân khấu"

• Nghề diễn viên xiếc

Trong danh sách các nghề diễn viên, có cả diễn viên xiếc. Là diễn viên xiếc, bạn phải là người có sức khỏe, dẻo dai, chấp nhận mạo hiểm để luyện tập, thực hiện các động tác uốn lượn nguy hiểm, đòi hỏi sự dẻo dai và chịu đựng của cơ thể rất cao.

• Nghề diễn viên quần chúng

Diễn viên quần chúng là một vai diễn phụ. Diễn viên quần chúng sẽ đóng những vai bối cảnh như cảnh người dân đi lại ngoài đường, cảnh thực khách ăn uống tại các hàng quán,… Đối với các cảnh quay trên đường phố, những cảnh quay thực tế thì đôi lúc rất cần đến diễn viên quần chúng.

4. Những tố chất, kỹ năng cần có để trở thành diễn viên chuyên nghiệp

• Ngoại hình sáng láng, giọng nói thiện cảm

Để làm nghề diễn viên điện ảnh, phải ghi hình trước máy quay, phải xuất hiện trước bao nhiêu khán giả,… tất nhiên bạn cần phải có ngoại hình ưa nhìn cùng với giọng nói thiện cảm.

Ngoại hình sáng, tố chất cho nghề diễn viênNgoại hình ưa nhìn là yếu tố cần có để thành công trong nghề diễn viên

Có như thế thì mỗi lời bạn nói ra, nét mặt bạn thể hiện trong các cảnh quay mới tạo ra sự truyền cảm, mang lại cảm xúc đến cho khán giả.

• Khả năng diễn xuất

Tất nhiên rồi, làm diễn viên thì phải có khả năng diễn xuất tốt.

Theo nghệ sĩ Xuân Bắc, có 6 yếu tố đánh giá năng lực diễn xuất như sau: Thanh; Sắc; Thục; Tinh; Khí; Thần.

  • Thanh là âm thanh, lời nói, ngôn ngữ.
  • Sắc là diện mạo, ngoại hình.
  • Thục là sự thành thục, kỹ năng biểu cảm.
  • Tinh là thần thái khi biểu cảm.
  • Khí là nội lực, là sức mạnh bên trong.
  • Thần là đỉnh cao của diễn xuất.

Còn với Xuân Nghị, nghệ sĩ đã nổi tiếng nhờ vai diễn Mr. Cần Trô, anh thường nhốt mình trong nhà vệ sinh, đứng trước gương luyện tập cơ mặt. “Tôi luyện hoài nên giờ nhìn mặt tôi hơi già so với tuổi. Bù lại, biểu cảm như hỉ, nộ, ái ố trên khuôn mặt của tôi rất linh hoạt”, anh tâm sự.

• Khả năng, óc tưởng tượng phong phú.

Với trí tưởng tượng phong phú, nghệ sĩ có thể tự dựng lên khung cảnh trong tâm trí của mình để luyện tập.

Nhờ trí tưởng tượng phong phú, nghệ sĩ có thể sẽ có được những ý tưởng, kịch bản hay thể hiện trong các tiểu phẩm của mình. Hay sẽ làm cho cách diễn trở nên phong phú và nhiều góc nhìn cho khán giả.

• Có khả năng đồng cảm, thấu cảm

Điều này là rất cần thiết không chỉ trong diễn xuất mà còn có cả ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Khả năng thấu cảm là cần thiết khi làm nghề diễn viên

Trong việc diễn xuất, với khả năng thấu cảm, diễn viên có thể hiểu được chính xác cảm nhận của nhân vật mà mình đang thủ vai. Từ đó có thể thể hiện tốt nhất mọi thứ.

Khả năng thấu cảm còn giúp chúng ta giao tiếp, quản trị được cảm xúc tốt hơn. Từ đó công việc sẽ trôi chảy hơn. Ta sẽ nhìn cuộc đời một cách nhẹ nhàng hơn.

5. Hãy tạo ra hệ giá trị cho riêng mình và cố gắng giữ lấy nó

Thứ gì bạn sẵn sanf đánh đổi tất cả để bảo vệ nó? Thứ gì mà không một món tiền nào có thể mua được? Thứ gì mà vì nó mà bạn có thể bỏ tất cả?

Khi muốn làm nghề diễn viên, ắt hẳn bạn cũng đã có chút ngoại hình, có chút tài năng. Và trên con đường dấn thân làm nghề, trước sau gì cũng sẽ có rất nhiều cám dỗ, rất nhiều thử thách. Những lúc ấy bạn phải quay về, nhớ lại những giá trị của mình để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho mình.

Hãy dành thời gian suy ngẫm để tìm ra được những giá trị của mình. Hãy nỗ lực để bảo vệ nó. (nói thì dễ, nhưng làm sẽ khó và gian nan cực kỳ đấy).

6. Nghề diễn viên là nghề kẻ thắng được tất cả

Đặc thù của nghề diễn viên, streamer, Youtuber, người mẫu,…. hay những nghề đòi hỏi độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng chính là nếu một cá nhân, nghệ sĩ nào  đó nổi tiếng và được công nhận thì sẽ nhận được rất nhiều show diễn và hợp đồng béo bở. Ngược lại thì cá nhân đó sẽ không được gì cả.

Đôi lúc, công việc, sự nghiệp không diễn ra như ý muốn. Vì thế, bạn phải có lòng kiên trì (để tiếp tục theo đuổi đam mê của mình), cần tích cực (để có cái nhìn nhẹ hơn về mình, về người, về cuộc đời) để có thể vững chân mà bước tiếp.

• Nghề diễn viên đầy thử thách, khó khăn bạn có dám dấn thân?

Nghề diễn viên đầy thử thách, khó khăn. Chỉ mỗi một sự đam mê là không đủ. Rất nhiều người có đam mê nhưng đã không chọn đi con đường diễn xuất. Rất nhiều người đã chọn một con đường khác an toàn hơn.

Dù gì, lựa chọn là của bạn. Quyết định là ở bạn. Hãy lắng nghe trái tim. Hãy xem xét các nguồn lực của mình nhé! Chúc bạn luôn kiên trì vững bước trên con đường mình đã chọn! Thân!

Theo thptchuyensonla.edu.vn