Làm phim, tất cả có bao nhiêu bộ phận?

Một bộ phim điện ảnh, truyền hình, webdrama... để thành công không chỉ có đạo diễn, biên kịch mà là góp phần của nhiều bộ phận cụ thể nhất định.

Như chúng ta đã biết bất cứ một ngành nghề nào cũng vậy, phải nhiều bộ phận ghép lại thành một tổng thể ăn khớp, giúp công việc diễn ra suôn sẻ hơn. Làm phim cũng vậy sản xuất, đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim... cùng nhau tạo ra  một sản phẩm gửi đến công chúng. 

1. Chịu trách nhiệm sản xuất (Producer)

Producer là người đứng đầu trong việc điều phối các hoạt động của ekip làm phim. Nhà sản xuất trực tiếp làm việc với đạo diễn và tất thảy các bộ phận trong quá trình làm phim từ khâu phát triển ý tưởng , kịch bản cho đến khâu hoàn thiện và phát hành phim , hay nói đúng hơn là từ tiền kỳ cho đến hậu kỳ.
Nhà sản xuất chịu trách nhiệm đề xướng , liên kết , giám sát điều hành các bộ phận trong ekip. Nhà sản xuất còn tạo mọi điều kiện để đáp ứng mọi yêu cầu sáng tạo của đạo diễn. Các vấn đề về kế hoạch sản xuất , lịch trình , tài chính, tài trợ, máy móc thiết bị , nhân sự , PR , phát hành phim đều thuộc trách nhiệm của người này.

2. Đạo diễn (Director)

Đạo diễn được hiểu là những người chịu trách nhiệm dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất, chỉ đạo quá trình thực hiện những tác phẩm nghe nhìn. Từ từng thành phần riêng lẻ, kịch bản, diễn viên, các phương tiện kỹ thuật… qua bàn tay của người đạo diễn sẽ trở thành những tác phẩm hấp dẫn và lôi cuốn.

Người đạo diễn giữ một vai trò không nhỏ tới sự thành bại của các tác phẩm mà họ chịu trách nhiệm. Tác phẩm ở đây có thể là một bộ phim, một vở kịch hay một chương trình truyền hình… Nhưng tựu chung lại, dù cho kịch bản ban đầu có hay đến mấy thì nếu qua tay một người đạo diễn không có tay nghề thì tác phẩm ấy chẳng thể nào thành công được.

3. Biên kịch (Scriptwriter)

Biên kịch chính một bộ phận riêng biệt không thể thiếu trong hoạt động sản xuất một tác phẩm nghệ thuật. Nó chính là hoạt động sáng tác, làm việc để tạo ra một kịch bản. 
Các nhà biên kịch là cá nhân hoặc tập thể sáng tác một bộ phim, vở kịch, tiểu phẩm hay chuỗi series... Nó được hiểu nôm na là người tạo ra những bộ phim, sản phẩm... "bằng văn bản". Là người sẽ quyết định hoàn cảnh ra đời, tính cách nhân vật, bối cảnh phim,...

Trên phim trường, biên kịch xuất hiện cùng đạo diễn để chỉnh sửa kịch bản ngày nếu đạo diễn cần. Họ sẽ cùng bàn bạc, phân tích để đi đến cái kết hợp lý nhất cho câu chuyện.

4. Quay phim (Cameraman)

Quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay phim theo hướng dẫn của đạo diễn hình ảnh hoặc đạo diễn. Quay phim đôi khi đảm đương luôn vị trí đạo diễn hình ảnh nếu bộ phim không có kinh phí cao. Một bộ phim đôi khi có nhiều phụ quay phục vụ cho quay phim chính như: Người quay phim steadicam , điều khiển một vài loại máy quay đặc biệt khác , kỹ thuật viên điều khiển thiết bị …
Nếu kiêm luôn vị trí DOP , người quay phim sẽ thương nghị trước với đạo diễn về ý tưởng các cảnh quay , ánh sáng , khung hình. Sau khi đạo diễn trao đổi và đi đến thống nhất về cú máy, góc quay… người quay phim sẽ điều chỉnh các tham số kỹ thuật trên các thiết bị để phục vụ cho nhu cầu hình ảnh.

5. Trợ lý đạo diễn (Assistant Director/AD)

Trợ lý đạo diễn viết tắt là Ad, là người sát cánh bên cạnh Đạo diễn trong 1 thời gian dài để phục vụ cũng như đôn đốc tiến độ làm việc. AD khá bận rộn trên trường quay để đảm bảo được lịch trình sản xuất , thẩm tra và đảm bảo tốt môi trường làm việc của từng bộ phận trong ekip làm việc tập trung.
AD quan trọng như một “người đưa tin” giữa các thành phần trong một đoàn làm phim. AD thông báo lịch quay hàng ngày , lịch nghỉ ngơi tới các bộ phận , công việc của họ là gì , chuẩn bị như thế nào , cảnh nào quay trước , cảnh nào nối tiếp , chăm chút và dẫn dắt diễn viên vào đúng vị trí. Trợ lý đạo diễn phải đảm bảo tiến độ của phim , cho nên đôi khi quyền yêu cầu đạo diễn cắt bỏ một số cảnh quay không cần thiết. Trong một vài trường hợp , AD được sự cho phép của đạo diễn để chỉ đạo diễn xuất một vài cảnh nhỏ , cảnh có diễn viên quần chúng tham gia.
Ở vị trí làm AD này , bạn là người có cơ hội được quan sát học hỏi nhiều nhất. Rất nhiều đạo diễn thành danh trên thế giới bắt đầu sự nghiệp đạo diễn của mình bắt đầu từ vai trò này.

6. Thư ký trường quay (Script Supervisor)

thư ký trường quay là người luôn đứng cạnh Đạo diễn và Quay phim để ghi chép các tham số kỹ thuật ( ống kính , tiêu cự , độ dài , âm thanh… ) , các vị trí cảnh quay , số cảnh quay , sự khác biệt giữa các cú máy và take nào đạo diễn bằng lòng nhất. Những ghi chép đó rồi đây sẽ được Editor (dựng phim) sử dụng trong quá trình dựng phim.
Thư ký trường quay còn phải thật tập trung theo dõi, ghi nhớ lại các cảnh quay, sự di chuyển của diễn viên, đạo cụ… để đảm bảo mọi sắp xếp đúng vị trí , đặc trưng khi quay từ shot này sang shot khác , scene này sang scene khác, ngày này sang ngày khác.

7. Dựng phim (editor)

Người dựng phim là người tổng hợp các cảnh quay nháp được chuyển về từ phim trường sau khi đoàn làm phim đóng máy. Editor dựa trên bản ghi chép của thư ký trường quay , dựa trên tham số của clap thể biết được nội dung của cảnh quay vào đầu mỗi cú máy để đặt lại tên các file hình. Dựa trên các sắp xếp theo thứ tự đó , dựng phim dùng các good take mà đạo diễn bằng lòng để lắp ráp , cắt gọt các đoạn phim vào với nhau , làm hiệu ứng theo ý đồ của đạo diễn.
Editor làm việc cùng với các bộ phận âm nhạc , âm thanh, hòa âm, lồng tiếng… Nhưng ở một vài phim kinh phí thấp, dựng phim sẽ kiêm luôn các phần việc đó. Đôi khi đạo diễn sẽ cùng ngồi dựng phim cùng với Editor, nhưng cũng có đôi khi anh ta được quyền sáng tạo ý tưởng mới trên những phim nháp có sẵn. Editor sẽ làm việc với nhiều dữ liệu và cho ra nhiều bản dựng với nhiều cách dựng khác nhau. Sản phẩm lần cuối sẽ là bản dựng mà cả Editor và Director bằng lòng nhất.
Không phải là số hiếm khi có lúc bản dựng của người dựng phim tạo nên cho tác phẩm 1 diện mạo mới , cứu cho đạo diễn một bàn thua trông thấy nếu có những cảnh quay không như ý.

Ngoài ra trong một đoàn làm phim còn có các vai trò khác như: Diễn viên, make up, phục trang , thu âm hiện trường, ánh sáng , thiết kế dựng cảnh , âm thanh tiếng động...

Bài viết sắp tới sẽ phân tích đầy đủ về từng vị trí trong đoàn phim. Cùng đón đọc chia sẻ của Sam nhé!

Theo Gip - Sammedia.vn và Producer.vn